Hồ sơ – thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
STECO nhận được khá nhiều câu hỏi về doanh nghiệp xã hội là gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào? Cần đáp ứng điều kiện gì? Dưới dây STECO sẽ giải đáp cho anh/chị về việc thành lập doanh nghiệp xã hội cũng như quyền nghĩa vụ và thủ tục một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội, môi trường. Chúng kết hợp lợi nhuận và tác động tích cực, thường giải quyết vấn đề của cộng đồng. Mô hình này hướng đến phát triển bền vững, tạo ra việc làm và cải thiện chất lượng sống cho những người kém may mắn.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, tiêu chí doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng bao gồm:
2.1 Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
Theo đó, các doanh nghiệp xã hội sẽ tùy chọn một trong bốn hình thức sau: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Tiến hành việc lập hồ sơ theo đúng loại hình đã chọn, thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập doanh nghiệp đồng thời tạo ra nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh.
2.2 Mục tiêu hoạt động chính là: nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
Hoạt động kinh doanh của công ty này là đặt mục tiêu xã hội là ưu tiên hàng đầu. Mục tiêu xã hội của chúng tôi là đáp ứng các nhu cầu cộng đồng như giảm nghèo, xóa đói hỗ trợ nhóm người yếu thế giải quyết vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường cũng như hỗ trợ đào tạo cho người kém may mắn, khuyết tật giúp ích cho xã hội. Mặc dù điều này có thể gây hiểu lầm với các tổ chức xã hội hoặc từ thiện, tuy nhiên là một doanh nghiệp xã hội cam kết xác định rõ ràng nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn hỗ trợ. Doanh nghiệp xã hội tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho họ từ lợi nhuận của chính doanh nghiệp từ đó giải quyết các vấn đề xã hội từ gốc rễ.
2.3 Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký
Thay vì tập trung vào việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông, doanh nghiệp xã hội chọn lựa sử dụng phần lợi nhuận đó để tái đầu tư vào các mục tiêu xã hội mà họ cam kết. Doanh nghiệp xã hội không chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp thông thường mà còn là một mô hình hoạt động mang tính nhân văn. Ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm được dành cho việc tái đầu tư nhằm hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đã đề ra. Con số này không chỉ đảm bảo nguồn vốn cho mục tiêu của doanh nghiệp xã hội mà còn là cơ hội để họ huy động vốn từ các nhà đầu tư tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
Điều kiện về vốn điều lệ:
- Không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội (ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn), do đó, tùy theo ngành nghề và quy mô, chủ sở hữu công ty có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính, đặc biệt phải phải đảm bảo góp đủ số vốn đã đăng ký trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện về trụ sở chính:
- Địa điểm được chọn làm trụ sở chính của doanh nghiệp xã hội phải có địa chỉ rõ ràng, được xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Tất cả tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện về tên của doanh nghiệp xã hội
- Tên của doanh nghiệp xã hội phải 2 tiền tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
- Loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh
- Có thể sử dụng cụm từ “xã hội” vào tên riêng doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH xã hội ABC
- Không được đặt tên trùng đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Được thành lập doanh nghiệp xã hội để kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ – thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội cũng như những thủ tục hành chính khác. Cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp xã hội theo mô hình khác nhau như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội cũng phải tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội;
- Điều lệ hoạt động doanh nghiệp xã hội;
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn ( nếu có );
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp);
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (nếu có)
Ưu – nhược điểm của doanh nghiệp xã hội
Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội
- Doanh nghiệp xã hội được quy định hoạt động chủ yếu để phát triển xã hội, cộng đồng hoạt động bằng sự tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức khác cả trong và ngoài nước cho sự án cộng đồng môi trường.
- Chủ đầu tư và người quản lý doanh nghiệp xã hội được tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ khi cần cấp giấy phép, chứng nhận theo quy định.
- Doanh nghiệp xã hội có thể được nhận tài trợ tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp mình.
- Tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực hoạt động mà được hưởng chính sách ưu đãi về thuế và các chính sách khác hiện hành.
Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp xã hội
- Nhiều doanh nghiệp núp bóng xã hội để trục lợi, mất uy tín của mô hình doanh nghiệp này.
- Thành lập doanh nghiệp xã hội hiện còn nhiều bất cập, chưa được đầy đủ và chặt chẽ, gây khó khăn cho nhà đầu tư/tổ chức trong quá trình thủ tục thành lập và hoạt động.
- Dễ gặp hạn chế trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn đầu tư thương mại, do đó mục tiêu hoạt động có lợi nhuận không thu hút nhà đầu tư.
Những điều cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp xã hội
- Lập kế hoạch kinh doanh: Chi tiết hoạt động và tài chính.
- Hoàn tất thủ tục pháp lý cần thiết để tiến hành hoạt động
- Tìm kiếm nguồn vốn: Huy động quỹ từ nhà đầu tư, người ủng hộ.
- Xây dựng đội ngũ: Tập hợp nhân sự có năng lực.
- Tạo mạng lưới: Kết nối với các tổ chức và cộng đồng.
- Theo dõi và đánh giá: Đánh giá tác động xã hội định kỳ.
Tổng kết
Trên đây là thông tin về việc thành lập doanh nghiệp xã hội mà STECO chia sẻ đến quý anh/chị. Quyền và nghĩa vụ cũng như điều kiện thành lập và hoạt động. Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp anh/chị hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động.
Kết nối với STECO để chúng tôi có thể hỗ trợ pháp lý cho mình. Thông tin liên hệ:
STECO – ĐỒNG HÀNH BỀN VỮNG
- Trụ sở: NO12-LK12-21, khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
- VPGD: Số 12 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0986509086
- Email: stecojsc@gmail.com