Các bước xử lý vi phạm nhãn hiệu mà không phải ai cũng biết
Tình trạng vi phạm nhãn hiệu tại Việt Nam đang trở nên phức tạp và có xu hướng gia tăng đáng kể. Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và đa dạng, bao gồm việc giả mạo, lợi dụng uy tín của các nhãn hiệu nổi tiếng để sản xuất và phân phối các sản phẩm kém chất lượng với giá rẻ nhằm trục lợi. Những hành động này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của các chủ sở hữu nhãn hiệu chân chính. Cùng STECO tìm hiểu ngay sau đây để rõ hơn về việc xử lý vi phạm nhãn hiệu ngay nhé.
Dấu hiệu nhận biết hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng khớp với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đã đăng ký.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan, đến việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng khớp, tương tự hoặc liên quan, đến việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng tên thương mại trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan, đến việc sử dụng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan, đến việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Hồ sơ xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp các tài liệu như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu đã đăng ký;
- Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;
- Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu và tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm nhãn hiệu;
- Liệt kê thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ hoặc thông tin liên hệ (nếu có).
- Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ
Các bước xử lý vi phạm nhãn hiệu
Các bước cần thực hiện trước khi sử dụng biện pháp pháp lý xử lý vi phạm nhãn hiệu
Bước 1: Kiểm tra tình trạng bảo hộ nhãn hiệu
Đầu tiên, cần xác minh xem nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ hay chưa. Một nhãn hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ) và vẫn còn trong thời hạn hiệu lực. Đây là bằng chứng pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp và độc quyền, làm cơ sở để bạn hoặc cơ quan chức năng xử lý vi phạm.
Theo kinh nghiệm của STECO, một số trường hợp phổ biến dẫn đến không thể tiến hành xử lý vi phạm nhãn hiệu:
- Văn bằng bảo hộ bị thất lạc.
- Hồ sơ đăng ký đã nộp nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận.
- Nhãn hiệu đã được sử dụng trong kinh doanh nhưng chưa đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Nếu bạn gặp phải một trong các tình huống này, hãy liên hệ ngay với tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền lợi của mình.
Bước 2: Xác định bên vi phạm sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp
Điều tra và xác minh đối tượng đang sử dụng nhãn hiệu của bạn một cách không hợp pháp.
Bước 3: Kiểm tra có hành vi vi phạm nhãn hiệu hay không
Theo quy định tại Điều 72, Nghị định 65/2023/NĐ-CP, một hành vi được coi là vi phạm nhãn hiệu khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Hàng hóa hoặc phương tiện kinh doanh của đối tượng vi phạm thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.
- Có yếu tố vi phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Đối tượng vi phạm không có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu (không được cấp quyền sử dụng hoặc không có hợp đồng li-xăng).
- Hành vi vi phạm xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc môi trường Internet có liên quan đến Việt Nam.
Bước 4: Thu thập bằng chứng vi phạm
Ghi nhận và lưu giữ các tài liệu, hình ảnh chứng minh hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép và các thiệt hại thực tế mà hành vi này gây ra cho bạn.
Các biện pháp xử lý vi phạm nhãn hiệu
Để xử lý vi phạm, bạn có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các biện pháp sau:
- Gửi thư yêu cầu: Yêu cầu đối tượng vi phạm chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp, kèm theo tài liệu chứng minh bạn là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Nộp đơn yêu cầu xử lý hành chính: Gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền như Quản lý thị trường hoặc Hải quan.
- Khởi kiện tại Tòa án: Đưa vụ việc ra Tòa án nơi đối tượng vi phạm cư trú để giải quyết.
Việc xác định hành vi vi phạm và lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp đòi hỏi chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn. Nếu bạn nghi ngờ nhãn hiệu của mình bị vi phạm, nhưng chưa rõ ràng về hành vi này hoặc cách thức xử lý, hãy tìm đến STECO để được tư vấn và hỗ trợ toàn diện.
Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm quyền trở hữu trí tuệ/ vi phạm nhãn hiệu Steco
STECO là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. STECO cam kết hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ sau:
- Tra cứu thông tin: Kiểm tra nhãn hiệu, thương hiệu và logo để đảm bảo tính khả thi và hợp pháp trong việc đăng ký.
- Tư vấn đăng ký: Đánh giá khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, logo, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
- Xử lý pháp lý: Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nếu cần.
- Gia hạn hiệu lực: Hỗ trợ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo đúng hạn.
- Ghi nhận thay đổi: Cập nhật các thông tin thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký.
- Chuyển giao quyền sở hữu: Tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, thương hiệu, logo.
- Quản lý hồ sơ: Theo dõi và quản lý toàn bộ quy trình đăng ký, cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ, và phản hồi nhanh chóng các yêu cầu từ cơ quan đăng ký.
- Bảo vệ quyền lợi: Tư vấn và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm, đại diện khách hàng trong các vụ khiếu nại, tranh chấp về quyền độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu, logo.
STECO là đối tác đáng tin cậy, giúp bạn bảo vệ và phát triển giá trị thương hiệu một cách hiệu quả.
Tổng kết
Trên đây là bài viết quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu mà STECO chia sẻ đến quý anh/chị. Hi vọng thông tin trên sẽ hỗ trợ cho mình trong việc xử lý vi phạm nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề nêu trên hay cần tư vấn dịch vụ, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được tư vấn
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở: NO12-LK12-21, Khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Văn phòng: Số 12 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline: 0986 509 086
- Email: stecojsc@gmail.com