Tự công bố thực phẩm
Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh muốn tự công bố thực phẩm nhưng không nắm trình tự thủ tục. Vậy trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm gồm những gì? Công bố sản phẩm sản phẩm là gì? Cùng STECO tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình, lợi ích thủ tục tự công bố sản phẩm nhé.
Lợi ích của việc tự công bố sản phẩm là thực phẩm
Khi công tự công bố sản phẩm là thực phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo hàng hoá được bảo vệ. Ngoài ra việc tự công bố sản phẩm còn là nghĩa vụ mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sản phẩm được quy định phải thực hiện nhằm:
- Giúp doanh nghiệp chứng minh sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường.
- Nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như sức khỏe cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm là thực phẩm.
- Giảm và ngăn ngừa được tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.
- Tự công bố sản phẩm là điều kiện để được trưng bày và bán tại cửa hàng.
- Giúp cơ quan nhà nước quản lý có được các sản phẩm tiêu thụ ở trong nước.
- Nâng cao tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại ở trên thị trường.
Khi nào cần công bố thực phẩm
Theo điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về tự công bố sản phẩm, theo đó những trường hợp cần công bố thực phẩm như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói sẵn;
- Những loại phụ gia thực phẩm;
- Những loại chất hỗ trợ trong chế biến thực phẩm;
- Các dụng cụ chứa đựng sản phẩm thực phẩm.( như khay,bì..)
- Các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Ví dụ: muỗng, đũa, nĩa,…
Ngoài ra trường hợp nào được miễn thủ tục tự công bố?
- Nguyên liệu sản xuất dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm chỉ dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu dùng trong sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm sản xuất dùng trong nội bộ của tổ chức, cá nhân. Không đưa ra thị trường trong nước tiêu thụ.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm
Để tự công bố sản phẩm thực phẩm, cần phải chuẩn bị hồ sơ tự công bố. Chi tiết hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những thành phần sau:
- Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm (mẫu số 01);
- Giấy chứng nhận đăng ký chứng nhận kinh doanh;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP hoặc các giấy tờ, chứng nhận có giá trị tương đương;
- Bản sao giấy phép sản xuất hàng hoá thực phẩm (nếu có);
- Bản sao hoặc bản chính kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm cần công bố thực phẩm;
- Phiếu công bố tiêu chuẩn cơ sở;
- Ảnh chụp hình ảnh, nhãn gốc của sản phẩm cần công bố;
- Nhãn phụ bằng tiếng Việt của sản phẩm cần công bố (nếu sản phẩm nhập khẩu);
- Các giấy tờ pháp lý liên quan khác (tùy vào từng sản phẩm, hàng hóa).
Quy trình thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm
Bước 1: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân đang kinh doanh ngành thực phẩm sẽ tự công bố sản phẩm của mình trên phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp hoặc công khai tại trụ sở của tổ chức cá nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tới cơ quan nhà nước.
Doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân sẽ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tự công bố sản phẩm và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định, một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- 01 bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I
- 01 phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 cùng các tiêu chí do Bộ Y tế ban hành trong 12 tháng tính từ khi nộp hồ sơ.
- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến.
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hay thành phần tạo nên công dụng đó.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và thông báo kết quả từ cơ quan chức năng
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, kiểm duyệt và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho doanh nghiệp và đăng tải tên doanh nghiệp, tên sản phẩm trong hồ sơ trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Thời gian thực hiện tự công bố thực phẩm là bao lâu?
Theo quy định pháp luật hiện hành, hiện nay không có quy định về thời hạn bản tự công bố sản phẩm như thế nào. Nhưng trước đây thì có những thông tin về bản tự công bố có thời hạn như sau:
Theo Điều 8 Nghị định 38/2012/NĐ-CP (văn bản này đã hết hiệu lực) về thời hạn đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, cụ thể:
–Thời gian 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
– 03 năm với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ trên.
Do vây, bản tự công bố thường có thời hạn từ khoảng 03 hoặc 05 năm tùy theo loại hình sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiện hành, thì Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP quy định tại khoản 1 Điều 42 như sau:
“Các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm”.
Do đó, các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Lệ phí tự công bố
Lệ phí tự công bố sản phẩm không tốn phí. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời giúp nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm mà không hề tốn phí nào cả.
Tuy việc tự công bố sản phẩm không mất phí nhưng để hồ sơ tự công bố sản phẩm hợp lệ thì trước hết cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm để có được Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Dịch vụ kiểm nghiệm hiện nay do nhiều cơ sở cung cấp. Pháp luật không quy định cụ thể phí kiểm nghiệm thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm thì sẽ trả phí theo mức thu phí mà cơ sở đó đã ấn định.
Các vấn đề kiểm nghiệm thường gặp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Kiểm nghiệm thành phần dinh dưỡng
- Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
- Kiểm nghiệm cảm quan thực phẩm
- Kiểm nghiệm độc tố vi nấm
- Kiểm nghiệm độc tố tự nhiên
- Kiểm nghiệm chất gây dị ứng Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú y
- Kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Kiểm nghiệm kim loại nặng
- Kiểm nghiệm vi khoáng
- Kiểm nghiệm vi sinh vật
- Đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn
- Kiểm nghiệm thực phẩm biến đổi gen
Một số câu hỏi liên quan đến tự công bố thực phẩm
Đơn vị nào công bố thực phẩm nhập khẩu?
Đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa sẽ phải chịu trách nhiệm tự công bố thực phẩm nhập khẩu. Đơn vị phải làm thủ tục tự công bố trước khi sản phẩm được thông quan tại cơ quan Hải quan đối với những sản phẩm thực phẩm nhâp khẩu.
Sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự công bố?
Đối với những sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được miễn thủ tục tự công bố.
Phụ gia thực phẩm cần thực hiện thủ tục tự công bố hay đăng ký công bố không?
Các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế làm thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi phân phối trên thị trường.
Các phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phải làm thủ tục đăng ký công bố.
Có cần dịch nhãn sản phẩm nhập khẩu khi tự công bố sản phẩm không?
Theo quy định, các tài liệu trong hồ sơ tự công bố sản phẩm phải được trình bày bằng tiếng Việt. Vì vậy, nhãn hàng hóa nhập khẩu bằng tiếng nước ngoài cần được dịch sang tiếng Việt và công chứng.
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố không được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định, sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi thay đổi tên sản phẩm, có cần tự công bố lại không?
Khi tên sản phẩm thay đổi, tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện thủ tục tự công bố lại sản phẩm, tương tự như việc tự công bố lần đầu.
Đối với các thay đổi khác, tổ chức hoặc cá nhân cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh ngay sau khi gửi thông báo.
Xử phạt khi không tự công bố sản phẩm như thế nào?
Nếu tổ chức hoặc cá nhân không thực hiện thông báo, đăng tải, hoặc niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định, sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (theo Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
Dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm của Steco
STECO là đơn vị uy tín, với đội ngũ chuyên nghiệp, xử lý nhiều ngành hàng thực phẩm rồi, sẽ nhanh chóng thực hiện và hỗ trợ quí khách hàng thủ tục tự công bố hiện nay.
- Tư vấn pháp luật thủ tục tự công bố;
- Xây dựng các chỉ tiêu tự công bố thực phẩm;
- Đi kiểm nghiệm sản phẩm tại các đơn vị uy tín;
- Soạn hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tự công bố trên cơ quan nhà nước;
- Phối hợp, chỉnh sửa hồ sơ nếu cơ quan nhà nước yêu cầu;
- Thay mặt chủ cơ sở nộp phí, lệ phí yêu cầu cho thủ tục này;
- Hướng dẫn, thực hiện thủ tục thông báo/niêm yết cho chủ cơ sở;
- Hoàn thành công việc, bàn giao chứng nhận cho chủ cơ sở.
Tổng kết
Trên đây là thông tin về việc tự công bố thực phẩm mà STECO cung cấp đến quí anh/chị. Hi vọng anh/chị có thêm thông tin về việc chuẩn bị hồ sơ, khi nào cần công bố sản phẩm thực phẩm cũng như thời gian thực hiện.
Chúc anh/chị thành công !