Tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài ngày càng tăng cao. Nhưng để lưu hành và sử dụng tại Việt Nam thì doanh nghiệp phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu cũng như công bố chất lượng. Vậy làm thế nào để tự công bố sản phẩm nhập khẩu, thủ tục đăng ký công bố sản phẩm nhập khẩu cũng như các bước thực hiện ra sau. Cùng STECO tìm hiểu ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về hồ sơ và quy trình ngay dưới đây nhé.
Những đối tượng nào có thể tự công bố sản phẩm nhập khẩu?
Những đối tượng có thể tự công bố sản phẩm nhập khẩu cũng như các sản phẩm nhập khẩu phải thực hiện Bản tự công bố sản phẩm như sau
- Là những loại thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.
- Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm – Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra, đối với những sản phẩm sau thì phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo quy định tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục/ Ban quản lý của địa phương:
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
- Thực phẩm dinh dưỡng trong y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, dùng cho trẻ từ 0 – 36 tháng tuổi;
- Phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định và ban hành.
Thủ tục đăng ký công bố sản phẩm nhập khẩu
Thành phần hồ sơ, đối tượng, cơ quan giải quyết, và kết quả thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu được trình bày như sau:
1/ Thành phần hồ sơ
- Bản tự công bố sản phẩm: Theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm: Có thời hạn trong 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ, do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận phù hợp ISO 17025 cấp. Kết quả kiểm nghiệm phải bao gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế quy định hoặc các tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công bố nếu chưa có quy định của Bộ Y tế. (Bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
2/ Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm
Quy trình tự công bố sản phẩm được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm trên: Phương tiện thông tin đại chúng. Trang thông tin điện tử của mình. Niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức, cá nhân.
- Gửi 01 bản hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân:
- Được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn sản phẩm.
Cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ và đăng tải thông tin tổ chức, cá nhân cùng danh sách sản phẩm tự công bố lên trang thông tin điện tử.
3/ Thời gian tự công bố sản phẩm nhập khẩu
- Sản phẩm tự công bố: 10-15 ngày.
- Sản phẩm đăng ký công bố: 30-60 ngày.
Cơ quan chức năng sẽ thẩm định tính chính xác của hồ sơ và chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật.
Các bước thực hiện tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi được thực hiện theo trình tự, cách thức, và thời gian giải quyết như sau:
TT | Trình tự
thực hiện |
Cách thức thực hiện | Thời gian
giải quyết |
Bước 1 | Nộp hồ sơ thủ tục hành chính | Nộp hồ sơ:
– Nộp qua dịch vụ công trực tuyến, đường bưu điện, hoặc trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận theo quy định. |
– Sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ; |
Bước 2 | Tiếp nhận và chuyển hồ sơ thủ tục hành chính | Cơ quan tiếp nhận
• Cơ quan quản lý nhà nước do UBND cấp tỉnh chỉ định. • Nếu sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc cả Bộ Y tế và cơ quan do UBND chỉ định, có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại Bộ Y tế hoặc theo từng cơ quan quản lý tương ứng. • Với tổ chức/cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên sản xuất cùng một sản phẩm, đăng ký tại một cơ quan do tổ chức/cá nhân lựa chọn (trừ sản phẩm thuộc Bộ Y tế). Lần đăng ký sau phải thực hiện tại cơ quan đã chọn. Thẩm định hồ sơ: – Thời hạn: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. – Cơ quan tiếp nhận thẩm định và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (Mẫu số 03 Phụ lục I). – Thời gian thẩm định: Tính từ thời điểm nộp qua hệ thống trực tuyến hoặc dấu tiếp nhận (đối với nộp qua bưu điện hoặc trực tiếp). |
Chuyển ngay hồ sơ trong ngày làm việc hoặc vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày. |
Bước 3 | Giải quyết thủ tục hành chính | Xử lý hồ sơ không đạt yêu cầu:
– Nếu không đồng ý hoặc cần sửa đổi, cơ quan tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý. Chỉ yêu cầu sửa đổi 01 lần. – Thời hạn trả lời: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi. – Nếu sau 90 ngày làm việc từ khi có yêu cầu sửa đổi mà tổ chức/cá nhân không thực hiện, hồ sơ sẽ hết hiệu lực. |
Chuyển ngay hồ sơ trong ngày làm việc hoặc vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ hàng ngày. |
Bước 4 | Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính | Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử thực hiện:
– Thông báo cho cá nhân biết trước qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đối với hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định. – Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (xuất trình giấy hẹn trả kết quả). Công chức trả kết quả kiểm tra Giấy tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người đến nhận kết quả ký nhận vào sổ và trao kết quả. – Trường hợp nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích (nếu có), thì đăng ký theo hướng dẫn của bưu điện. |
Một số câu hỏi về tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Sản phẩm chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự công bố không?
- Không. Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các sản phẩm hoặc nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ nội bộ và không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố.
Khi thay đổi tên sản phẩm, có cần thực hiện lại thủ tục tự công bố không?
- Có. Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nếu có sự thay đổi về tên thành phẩm, tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại toàn bộ thủ tục công bố từ đầu.
Sản phẩm nhập khẩu có cần dịch nhãn khi tự công bố không?
- Có. Khoản 3, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định rằng các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải bằng tiếng Việt. Nếu nhãn sản phẩm bằng tiếng nước ngoài, cần được dịch thuật và công chứng đầy đủ.
Phụ gia thực phẩm có cần thực hiện công bố hay tự công bố không?
Tùy thuộc vào loại phụ gia thực phẩm:
- Phụ gia nằm trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Y tế quy định: Thực hiện tự công bố.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc không nằm trong danh mục được phép sử dụng: Thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố.
Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?
Để nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm nhập khẩu sẽ phải nộp hồ sơ công bố tại các bộ ban ngành cụ thể như sau:
Bộ Y tế:
- Đối với những thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng.
Cơ quan quản lý do UBND cấp tỉnh chỉ định:
- Thực phẩm dinh dưỡng y học.
- Thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Lựa chọn cơ quan nộp:
- Nếu sản phẩm thuộc thẩm quyền xử lý của cả Bộ Y tế và UBND cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân có thể chọn nơi nộp hồ sơ.
Không thực hiện thủ tục công bố sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng với các hành vi:
- Không thông báo, đăng tải hoặc niêm yết bản tự công bố.
- Không nộp 1 bản tự công bố đến cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các vi phạm:
- Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm nhưng chỉ tiêu an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu.
- Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng:
- Không đăng ký bản công bố đối với sản phẩm thuộc diện bắt buộc đăng ký.
- Hình phạt bổ sung:
- Đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng.
- Buộc thu hồi, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm vi phạm.
Việc tuân thủ các quy định về công bố chất lượng sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp tránh bị phạt mà còn đảm bảo sản phẩm được lưu hành hợp pháp và xây dựng uy tín trên thị trường.
Dịch vụ tự công bố sản phẩm nhập khẩu Steco
STECO tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm vượt trội hiện nay. Với dịch vụ đăng ký công bố và tự công bố sản phẩm, chúng tôi đã hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp sở hữu giấy phép hoạt động hợp pháp.
Khi sử dụng dịch vụ công bố hoặc tự công bố chất lượng sản phẩm tại STECO, khách hàng có thể nhận được giấy phép chỉ trong vòng 15 ngày với chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường. Đặc biệt, dịch vụ của chúng tôi giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, không cần tự mình tìm hiểu hay hoàn tất các thủ tục phức tạp.
Quy trình công bố chất lượng tại STECO
Quy trình thực hiện được áp dụng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP với các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm
- Nếu khách hàng chưa kiểm nghiệm sản phẩm, chúng tôi sẽ hỗ trợ cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm trước khi lập hồ sơ công bố chất lượng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Khách hàng cần cung cấp một số giấy tờ và thông tin như:
- Tên, thành phần và các thông tin liên quan theo yêu cầu hồ sơ.
- Nhãn hiệu tự thiết kế hoặc hình ảnh sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm (nếu có).
- Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (đối với sản phẩm trong nước).
STECO thực hiện các công việc sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng.
- Lập chỉ tiêu dựa trên thành phần sản phẩm, tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
- Liên hệ phòng kiểm nghiệm, báo giá và gửi mẫu.
- Xây dựng hồ sơ đăng ký công bố hoặc tự công bố theo mẫu.
- Hỗ trợ chỉnh sửa nhãn sản phẩm, thiết kế nhãn mới nếu cần.
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Sau khi hoàn thiện, STECO sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
- Cập nhật tình trạng hồ sơ trên các trang web quản lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Theo dõi và thông báo kịp thời nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ.
STECO cam kết mang đến dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp và bền vững.
Tổng kết
STECO vừa chia sẻ những thông tin về việc tự công bố sản phẩm nhập khẩu. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp anh/chị hiểu rõ hơn về tự công bố sản phẩm thực phẩm, các bước thực hiện cũng như thủ tục đăng ký.
Chúc anh/chị thành công !