Thủ tục đầu tư ra nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Sau quá trình xây dựng và phát triển, nhiều doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thị trường sang các nước khác để phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Cùng STECO tìm hiểu thông tin dưới đây để rõ hơn về thủ tục đầu tư ra nước ngoài, vai trò và các hình thức đầu tư cũng như điều kiện nhé.
Vai trò của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
Việc doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế, mua cổ phần hoặc phần góp vốn của các tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng hoặc các dự án đầu tư ở nước ngoài.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Theo pháp luật hiện hành, đầu tư ra nước ngoài được chia ra 4 hình thức như sau:
- Bao gồm thành lập tổ chức kinh tế với 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập tổ chức liên doanh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
- Đầu tư theo hợp đồng
- Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc sáp nhập mua lại doanh nghiệp.
Điều kiện để đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo Điều 60 Luật Đầu tư 2020 có quy định về điều kiện để đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Tại tại Điều 51 của Luật này: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 53 của Luật đầu tư 2020. Ngoài ra phải đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài, đối với ngành-nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
- Ngoài ra doanh nghiệp/ nhà đầu tư phải có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
- Phải có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Lưu ý, thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Các đối tượng được phép và không được đầu tư ra nước ngoài
Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài
- Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.
- Các ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc danh mục cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
- Các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật tại nước tiếp nhận đầu tư.
Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
- Các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình và kinh doanh bất động sản.
- Đối với ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán: Nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực này và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
- Đối với ngành báo chí, phát thanh, truyền hình: Nhà đầu tư phải là tổ chức đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trong các lĩnh vực này và được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt bằng văn bản.
- Đối với ngành kinh doanh bất động sản: Nhà đầu tư phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư cần chuẩn bị các thông tin và tài liệu cần thiết, bao gồm:
- Tên dự án hoặc công ty tại nước ngoài.
- Địa điểm thực hiện dự án ở nước ngoài.
- Ngành nghề kinh doanh dự kiến.
- Thông tin về đối tác tại nước ngoài.
- Thông tin chi tiết về vốn đầu tư
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
STT | Tên tài liệu |
1 | Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài. |
2 | Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư: |
– Cá nhân: Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu. | |
– Tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có). | |
3 | Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ từ tổ chức tín dụng hoặc cam kết tự cân đối ngoại tệ. |
4 | Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Xác minh số dư tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất. |
5 | Văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế từ cơ quan thuế. |
6 | Quyết định đầu tư ra nước ngoài. |
7 | Giấy chứng nhận ĐKKD tại nước ngoài (nếu có). |
8 | Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các lĩnh vực đặc thù (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, v.v.). |
9 | Văn bản ủy quyền cho Apolat Legal (nếu áp dụng). |
Cơ quan xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, nhà đầu tư cần đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối.
- Bản sao văn bản chấp thuận/Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài và bản dịch tiếng Việt.
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
- Văn bản xác nhận mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng.
- Văn bản xác nhận số tiền đã chuyển ra nước ngoài (nếu có).
- Nếu sử dụng đồng Việt Nam để chuyển vốn, cần văn bản giải trình.
Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Sau khi hoàn tất đăng ký giao dịch ngoại hối, nhà đầu tư chuyển vốn theo tiến độ đã đăng ký. Nếu có thay đổi về tiến độ, cần thông báo và đăng ký lại với Ngân hàng Nhà nước.
Bước 5: Báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cần đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.
Quy trình thủ tục đầu tư ra nước ngoài cho những dự án Quốc hội và Thủ tướng phê duyệt
Quy định về thẩm quyền và thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
(Dựa theo Điều 56, 57, 58 và 59 của Luật Đầu tư 2020). Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
Thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt mà chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định.
Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án không thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng nằm trong các trường hợp sau:
- Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên.
- Dự án khác (không thuộc lĩnh vực nêu trên) có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Lưu ý: Các dự án không thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ không cần chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Một số câu hỏi liên quan thủ tục đầu tư ra nước ngoài
- Thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư gồm những gì?
- Có cần một đối tác địa phương không?
- Thời gian xét duyệt giấy phép là bao lâu?
- Những loại hình đầu tư nào được phép?
- Quy định về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài ra sao?
- Cần chuẩn bị tài liệu gì để thực hiện thủ tục?
Đây là các câu hỏi mà STECO nhận được khá nhiều. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, đừng quên liên hệ ngay với STECO để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp thông tin về các thủ tục đầu tư ra nước ngoài mà STECO chia sẻ đến quý doanh nghiệp, hi vọng những thông tin sẽ hỗ trợ bạn sẽ hiểu hơn về việc đầu tư ra nước ngoài.
Chúc thành công !