Trang chủ / QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO

26/05/2023 - 33 Lượt xem

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO

  1. Quản trị rủi ro là gì?

 

 

 

Quy trình trình quản lý rủi ro là một khuôn khổ cho các hành động cần được thực hiện để quản lý rủi ro tại doanh nghiệp. Có 6 bước cơ bản được thực hiện để quản lý rủi ro; các bước này được gọi là quy trình quản lý rủi ro.

Nó bắt đầu với việc xác định rủi ro, tiếp tục phân tích rủi ro, sau đó rủi ro được ưu tiên, một giải pháp được thực hiện và cuối cùng, rủi ro được giám sát.

  1. Mục đích quản trị rủi ro

Mục đích của quản lý rủi ro là xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra để các hoạt động xử lý rủi ro có thể được lên kế hoạch và triển khai khi cần thiết trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc dự án nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến việc đạt được các mục tiêu.

  1. Các loại rủi ro chính
  • Rủi ro có hệ thống – Tác động tổng thể của thị trường.
  • Rủi ro không hệ thống – Sự không chắc chắn đối với tài sản cụ thể hoặc công ty cụ thể.
  • Rủi ro Chính trị / Quy định – Tác động của các quyết định chính trị và những thay đổi trong quy định.
  • Rủi ro tài chính – Cấu trúc vốn của một công ty (mức độ đòn bẩy tài chính hoặc gánh nặng nợ)
  1. Quy trình quản trị rủi ro

      Bước 1: Xác định phạm vi, nhận diện rủi ro

      Ở Bước 1, Doanh nghiệp cần xây dựng và xác định rõ ngành nghề kinh doanh, phạm vi kinh doanh để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro; đồng thời gắn kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.

      Doanh nghiệp phát hiện được các sự việc có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạt động sản xuất, kinh doanh …;

      Sau khi có danh sách các sự việc thì phân chia thành rủi ro cấp doanh nghiệp, rủi ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để quản lý.

   

      Bước 2: Phân tích, đánh giá rủi ro

      Ở bước này, Doanh nghiệp cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không và ảnh hưởng của các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sản xuất; đồng thời xem xét các biện pháp kiểm soát rủi ro.

      Dựa vào bảng phân cấp, phân nhóm rủi ro ở Bước 2; Doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ ưu tiên quản lý dựa trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gắn với giá trị cụ thể cho khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro; từ đó xác định mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp cho từng loại rủi ro.

      Bước 3: Ứng phó rủi ro

      Đây là bước doanh nghiệp xây dựng các giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được. Và các phương án ứng phó rủi ro này phải tương ứng với mức độ rủi ro, chi phí của từng phương án ứng phó đã được lập ở Bước 1.

      Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết quả cao nhât mà vẫn đảm bảo chi phí ứng phó ở mức cho phép.

      Bước 4: Kiểm soát rủi ro

      Ở bước này, Doanh nghiệp sẽ thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro gồm có:

      Kiểm soát phòng ngừa: các biện pháp xử lý để ngăn chặn các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch không mong muốn xảy ra;

      Kiểm soát phát hiện: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp;

      Kiểm soát khắc phục: các biện pháp xử lý để khôi phục về trạng thái ban đầu hoặc giảm hậu quả, thiệt hại của các lỗi, sự cố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.

      Bước 5: Giám sát và báo cáo

      Ở bước này, Doanh nghiệp sẽ giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.

      Trên đây là bài viết chia sẻ về các bước trong quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp. Hy vọng đã mang đến bạn thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.

 

Tư vấn toàn bộ Quy trình quản trị rủi ro trong Doanh Nghiệp

Điện thoại: 032 519 1269

Email: [email protected]

Địa chỉ: NO12-LK12-21, khu đất dịch vụ Dọc Bún 1, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc!