Định giá thương hiệu
Định giá thương hiệu là một phương pháp hữu ích dành cho các doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu nhượng quyền, mở rộng cổ đông hoặc tái cấu trúc tổ chức. Việc định giá này được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố cốt lõi như hiệu quả tài chính, mức độ nhận diện thương hiệu và cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Cùng STECO tìm hiểu ngay về định giá thương hiệu, ưu nhược điểm của việc định giá thương hiệu cũng như các phương pháp định giá thương hiệu hiện nay nhé.
Khái niệm định giá thương hiệu
Theo Khoản 11 Điều 4 Luật Giá 2023 định giá là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện xác định giá của hàng hóa, dịch vụ.
Định giá thương hiệu là một công cụ duy nhất tính toán giá trị kinh tế của thương hiệu, góp phần hỗ trợ cho đầu tư marketing và cho phép nhà quản trị ra kế hoạch và ước lượng tầm quan trọng của chiến lược đề ra. Hay nói cách khác, định giá thương hiệu là một quá trình tổng hợp và đo lường giá trị kinh tế của thương hiệu trong hiện tại và tương lai.
Trong lĩnh vực doanh nghiệp, định giá thương hiệu là yếu tố quyết định giá trị vốn góp khi thành viên / cổ đông góp vốn bằng tài sản sở hữu trí tuệ.
Do đó, các yếu tố để định giá thương hiệu bao gồm:
- Dự báo doanh thu theo phân khúc.
- Dự báo lợi nhuận theo phân khúc.
- Tỷ lệ tăng trưởng thị trường dài hạn.
- Phân tích động lực (giá trị)
- Phân tích sức mạnh thương hiệu.
- Phân tích đóng góp thương hiệu.
- Phân tích rủi ro thương hiệu.
Ưu - nhược điểm của định giá thương hiệu.
Ưu điểm của định giá thương hiệu
- Định giá thương hiệu giúp doanh nghiệp nhận thức được giá trị thương hiệu, từ đó đưa ra quyết định chiến lược phù hợp.
- Một thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư hoặc ngân hàng. Giá trị thương hiệu có thể được xem như một tài sản vô hình có giá trị.
- Thương hiệu mạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và giữ chân khách hàng. Định giá thương hiệu cho thấy rõ sự khác biệt so với đối thủ.
- Việc xác định giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi pháp lý đối với thương hiệu và các tài sản trí tuệ liên quan.
Nhược điểm của định giá thương hiệu
-
Định giá thương hiệu là một quá trình chủ quan và có thể gặp khó khăn trong việc đo lường chính xác giá trị thực sự. Các yếu tố như cảm nhận của khách hàng và thị trường có thể thay đổi.
- Quy trình định giá thương hiệu có thể yêu cầu đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực, đặc biệt là khi cần sự can thiệp của các chuyên gia bên ngoài.
- Giá trị thương hiệu có thể thay đổi nhanh chóng do các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường, cạnh tranh và thay đổi trong sở thích của khách hàng.
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập, việc định giá thương hiệu có thể không mang lại giá trị tương xứng với chi phí bỏ ra, do đó có thể không phải là một ưu tiên cần thiết.
- Nếu dữ liệu sử dụng để định giá không chính xác hoặc không đầy đủ, kết quả định giá có thể dẫn đến những quyết định sai lầm trong kinh doanh.
Các phương pháp định giá thương hiệu.
Tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể áp dụng cụ thể các phương pháp định giá cho thương hiệu của mình. Các phương pháp định giá thương hiệu bao gồm:
Phương pháp so sánh
Phương pháp này căn cứ vào việc so sánh giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Phương pháp giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nhưng phương pháp này ý nghĩa thực tiễn chưa cao vì mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với thương hiệu khác, nên khó so sánh được.
Dựa trên cơ sở chi phí
Phương pháp này định nghĩa giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những chi phí đã gánh chịu trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông… Nhưng phương pháp này thất bại vì tiền của đổ ra đầu tư cho thương hiệu chưa chắc tạo ra giá trị gia tăng từ thương hiệu.
Phương pháp dùng giá chênh lệch
Theo phương pháp này, giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.
Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước. Cách tính bắt đầu từ giá thị trường của doanh nghiệp, hàm số giá cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành.
Nếu lấy giá thị trường của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ giá trị tài sản hữu hình trên bảng cân đối tài sản như nhà xưởng, trang thiết bị, hàng tồn kho, vốn tiền mặt…sẽ có số dư là tài sản vô hình. Tài sản vô hình này có thể chia làm ba phần: giá trị tài sản nhãn hiệu, giá trị của những yếu tố phi nhãn hiệu (nghiên cứu, bằng sáng chế…) và giá trị của những yếu tố ngành nghề (quy định của ngành…). Trong đó, tài sản nhãn hiệu được cho là hàm số của yếu tố thâm niên và thời điểm xuất hiện trên thị trường; cho phí quảng cáo cộng dồn; tỷ lệ quảng cáo hiện tại so với tổng chi phí quảng cáo toàn ngành.
Dịch vụ định giá thương hiệu tại Luật Steco
Luật Steco cung cấp dịch vụ định giá thương hiệu chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định giá trị thực tế của thương hiệu theo các tiêu chí và phương pháp phù hợp với quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp khởi nghiệp đến các tập đoàn lớn, đảm bảo quá trình định giá chính xác và minh bạch.
Các dịch vụ định giá thương hiệu tại Luật Steco bao gồm:
Tư vấn phương pháp định giá phù hợp: Phân tích mô hình kinh doanh, thị trường và chiến lược thương hiệu để lựa chọn phương pháp định giá tối ưu.
Thẩm định giá trị thương hiệu: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu như nhận diện thị trường, lợi thế cạnh tranh, danh tiếng doanh nghiệp, v.v.
Định giá phục vụ giao dịch M&A, góp vốn: Hỗ trợ doanh nghiệp trong các thương vụ mua bán, sáp nhập, hoặc góp vốn bằng tài sản trí tuệ.
Xác định giá trị thương hiệu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Giúp doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc khi xảy ra tranh chấp hoặc chuyển nhượng thương hiệu.
Báo cáo phân tích chuyên sâu: Cung cấp báo cáo chi tiết về giá trị thương hiệu, các yếu tố tác động và dự báo tiềm năng trong tương lai.
Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, pháp lý và thương hiệu, Luật Steco cam kết cung cấp dịch vụ định giá thương hiệu chính xác, minh bạch và đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Tổng kết
Định giá thương hiệu là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xác định giá trị kinh tế của thương hiệu, hỗ trợ các chiến lược kinh doanh, huy động vốn và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chính xác, chuyên môn và phương pháp phù hợp để tránh các sai sót có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh.
Có nhiều phương pháp định giá thương hiệu khác nhau như phương pháp so sánh, dựa trên chi phí, giá chênh lệch hoặc giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích cụ thể.
Dịch vụ định giá thương hiệu tại Luật Steco giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chính xác về giá trị thương hiệu, đồng thời đảm bảo quá trình định giá được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế. Việc định giá đúng đắn không chỉ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả mà còn gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.