Trang chủ / Đăng ký kinh doanh / Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Steco

Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Steco

16/12/2024 - 278 Lượt xem

Thành lập địa điểm kinh doanh là bước quan trọng trong quá trình khởi nghiệp. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn quyết định đến sự thành công lâu dài. Quy trình này bao gồm nhiều bước từ việc xác định loại hình kinh doanh, đăng ký giấy phép đến lựa chọn địa điểm thuận lợi để thu hút khách hàng. Vậy thành lập địa điểm kinh doanh là gì, các thủ tục và những lưu ý nào mà các nhà đầu tư cần nắm rõ. Cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Doanh nghiệp quy định: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ. 

dich-vu-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

Địa điểm kinh doanh có những đặc điểm gì?

Theo quy định tại Khoản 3 – Điều 44 – Luật Doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động cụ thể của Doanh nghiệp.

Đặc điểm của địa điểm kinh doanh có thể kể đến như:

Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

Không có tư cách pháp nhân, không có mã số thuế, con dấu

Mã số địa điểm kinh doanh gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999.

Nếu phụ thuộc vào công ty mẹ thì sẽ có thể thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.

Nếu phụ thuộc chi nhánh cần phải thành lập cùng tỉnh và cùng chi nhánh.

Chế độ báo cáo thuế do công ty mẹ hoặc chi nhánh báo cáo, không được sử dụng hóa đơn.

Hình thức kế toán và kê khai thuế:

Trường hợp nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm khai thuế cho địa điểm kinh doanh như nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài.

Nếu khác tỉnh: Phải làm thủ tục xin cấp MST, kê khai lệ phí môn bài, nộp thuế GTGT

Phân biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

dich-vu-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

Ngoài trụ sở chính, các doanh nghiệp còn có thể thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Mỗi loại hình sẽ có những quyền lợi, nghĩa vụ và điều kiện khác nhau. Cùng so sánh trong bảng dưới đây.

Đặc điểm

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh

Định nghĩa

Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp Là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiệm vụ

Thực hiện chức năng của doanh nghiệp Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp Kinh doanh ngoài trụ sở chính

Điều kiện

Ngành nghề kinh doanh đồng nhất với doanh nghiệp Nội dung hoạt động đúng với doanh nghiệp Được đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính

Quyền lợi

Ký kết các hợp đồng kinh tế Trưng bày, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ Thực hiện các hoạt động kinh doanh 

Yêu cầu cơ bản khi thành lập địa điểm kinh doanh

Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản dưới đây:

Tên địa điểm kinh doanh

Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và các chữ cái F,J, Z, W chữ số và các ký hiệu.

Tên địa điểm kinh doanh = “Địa điểm kinh doanh” + Tên riêng + Tên Doanh nghiệp.

Phần tên riêng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”

Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Trụ sở địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh có thể có địa chỉ cùng hoặc khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc chi nhánh.

Lưu ý: trụ sở của địa điểm kinh doanh không được là chung cư, nơi không có chức năng kinh doanh theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Ngành, nghề kinh doanh

Hoạt động một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề công ty mẹ. Không được khác ngành của công ty mẹ.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Đối với công dân Việt Nam: cần có thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

Đối với người nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

dich-vu-thanh-lap-dia-diem-kinh-doanh

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện qua 5 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh,…

Lưu ý: Kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh thời hạn trong 10 ngày.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh

– Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập đến Phòng đăng ký kinh doanh

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online (trực tuyến) qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của địa điểm kinh doanh.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty

Thời gian thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh sẽ từ 3 – 5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Lưu ý sau khi địa điểm kinh doanh đi vào hoạt động

Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh thì chủ quản chỉ cần kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ doanh nghiệp hoặc chi nhánh.

Còn đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thì địa điểm kinh doanh sẽ sử dụng mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế tại địa điểm đặt địa chỉ.

Nếu khách hàng có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh có thể liên hệ với Steco qua website hoặc hotline 0986509086 để được tư vấn. Chúng tôi với đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm thực chiến nhiều dự án lớn thành lập địa điểm kinh doanh.

– Tư vấn quy trình thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.

– Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp soạn thảo thành lập địa điểm kinh doanh cổ phần theo đúng quy định.

– Nhận ủy quyền và thay khách hàng làm thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổng kết

Qua những chia sẻ trong bài viết trên Steco mong rằng các doanh nghiệp đã hiểu và nắm được những điểm quan trọng trong thành lập kinh doanh. Đồng thời các hồ sơ, thủ tục cần có khi công ty muốn thành lập địa điểm kinh doanh mới.

Chúc các bạn thành công!