Trang chủ / Đăng ký nhãn hiệu tập thể

Đăng ký nhãn hiệu tập thể

06/02/2025 - 14 Lượt xem

Cũng như nhiều tài sản khác của doanh nghiệp, nhãn hiệu là một tài sản giúp định vị thương hiệu, nhằm giúp nhận diện, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Cũng như bảo vệ sản phẩm khi bán ra thị trường, tránh hàng giả hàng nhái. Cùng STECO tìm hiểu nhãn hiệu tập thể là gì gì điều kiện cũng như hồ sơ đăng ký nhanh chính xác nhất hiện nay. 

Nhãn hiệu tập thể là gì?

dang-ky-nhan-hieu-tap-the

Nhãn hiệu tập thể là đại diện cho một nhóm tổ chức gồm các thành viên trong một tổ chức đó, nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với các các bên khác cũng như đối thủ cạnh tranh. Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể không thuộc sở hữu của một cá nhân nào hay doanh nghiệp đơn lẻ mà được sở hữu và quản lý bởi một tổ chức, và chỉ các thành viên của tổ chức đó mới được phép sử dụng nhãn hiệu này. Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ truyền thông, marketing và thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tập thể

Căn cứ tại Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: 

  • Là dấu hiệu được nhìn thấy dưới dạng từ ngữ, chữ cái hay hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hay sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác nhau. Nhãn hiệu có khả năng phân biệt phải là nhãn hiệu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được kết hợp từ nhiều yếu tố tạo thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt. 

Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường

Để phân biệt nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều có những dấu hiệu cũng như đặc điểm giống hay khác nhau. 

Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể

  • Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật dưới dạng nhãn hiệu. Đều có chức năng cơ bản và quan trọng nhất là hàng hóa, dịch vụ của các nhà sản xuất với nhau.
  • Cả 2 loại đều có chung điều kiện bảo hộ tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ là: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác cho nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều có chung điều kiện bảo hộ. 
  •  Cả 2 đều được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực thời gian từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.Ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng có thời hạn bảo hộ không xác định. 
  • Về dấu hiệu xâm phạm: nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường đều được nhà nước bảo hộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. 
  • Chuyển giao quyền sở hữu: Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng áp dụng cho cả nhãn hiệu thường và nhãn hiệu tập thể.

Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể

Chức năng của nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu tập thể cũng có những điểm khác nhau về chức năng bao gồm các đặc điểm sau:
  • Nhãn hiệu thông thường có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Nhãn hiệu tập thể có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên.

Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký

  • Đối với nhãn hiệu thông thường thì chủ thể nộp đơn đăng ký là các tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu do mình sản xuất và cung cấp được  quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Nhãn hiệu tập thể thì chủ thể nộp đơn đăng ký phải là các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp, được quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu

  • Chủ sở hữu của nhãn hiệu thông thường được pháp luật không quy định chặt chẽ là các cá nhân, tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ
  • Chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể phải là tổ chức được thành lập hợp pháp được cấp văn bằng bảo hộ như hợp tác xã, hiệp hội.( không thể là cá nhân)

Chủ thể có quyền sử dụng

  • Đối với nhãn hiệu thông thường, chủ thể có quyền sử dụng là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép. 
  • Nhãn hiệu tập thể là thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức đó.

Phạm vi bảo hộ

  • Đối với nhãn hiệu thông thường: Trong phạm vi bảo hộ, nhãn hiệu thông thường sẽ không được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể:  Được bảo hộ dấu hiệu mô tả, xuất xứ địa lý của hàng hóa, dịch vụ theo như đơn đăng ký bảo hộ. 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Để đăng ký nhãn hiệu tập thể, quý công ty, hợp tác xã.. cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau: 

  1. 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH ban hành kèm theo Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
  2. 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.
  3. Chứng từ nộp phí và lệ phí.
  4. Quy chế sử dụng.
  5. Bản thuyết minh tính chất, chất lượng của sản phẩm.
  6. Bản đồ địa lý (nếu có).
  7. Văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép dùng địa danh/dấu hiệu nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
  8. Giấy uỷ quyền (nếu có).
  9. Tài liệu khác: Xác nhận quyền đăng ký; thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; chứng minh quyền ưu tiên…
  10. “Đơn đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu( Mẫu nhãn hiệu đăng ký có kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn …” bằng “02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH ban hành kèm theo Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHC…”

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể

dang-ky-nhan-hieu-tap-the

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký: 

  • Nộp trực tiếp tại CSHTT hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc các Văn phòng đại diện tại TP.HCM và Đà Nẵng.
  • Có thể nộp online qua cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hình thức:

  • Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Công bố đơn:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 5: Thẩm định nội dung:

  • Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.
  • Thời gian thẩm định thường kéo dài từ 9-12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận:

  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
  • Chủ đơn nộp phí và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ để nhận Giấy chứng nhận.

Bước 7: Công bố và bảo vệ nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu tập thể được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
  • Chủ sở hữu cần duy trì và bảo vệ nhãn hiệu, bao gồm kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu của các thành viên và đảm bảo tuân thủ quy chế sử dụng.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể

Thủ tục đăng ký bảo hộ thường trong khoảng từ 12 đến 18 tháng kể từ khi chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể hợp lệ.  Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam được thực hiện qua các bước cụ thể với thời hạn rõ ràng như sau:

1/ Thẩm định hình thức (01 tháng kể từ ngày nộp đơn)

Nội dung thẩm định: Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các yếu tố như hình thức đơn, mẫu nhãn hiệu, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ,…

Kết quả: 

  • Nếu đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành công bố đơn.
  • Nếu đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không chấp nhận đơn và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp cần sửa đổi và nộp lại công văn sửa đổi.

2/ Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. 

Nội dung công bố: Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa/dịch vụ kèm theo.

3/ Thẩm định nội dung (09 tháng kể từ ngày công bố đơn)

  • Nội dung thẩm định: Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu, đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ.

Kết quả:

  • Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại và cung cấp căn cứ để bảo vệ quyền lợi.

4/ Cấp văn bằng bảo hộ (02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng)

  • Sau khi có quyết định cấp văn bằng, doanh nghiệp nộp lệ phí và nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

5/ Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên).
  • Doanh nghiệp có thể gia hạn văn bằng bảo hộ và không giới hạn số lần gia hạn, giúp nhãn hiệu trở thành tài sản lâu dài của doanh nghiệp.

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ để kịp thời phản hồi hoặc sửa đổi đơn khi cần thiết.
  • Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài từ 12-18 tháng tùy thuộc vào tình hình thực tế và khả năng đáp ứng các yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Việc đăng ký nhãn hiệu không chỉ giúp bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển thương hiệu trong tương lai.

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tập thể của Steco

Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tập thể của STECO cung cấp hỗ trợ cho tổ chức, hiệp hội trong việc đăng ký nhãn hiệu tập thể. Hạng mục tư vấn bao gồm: 

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại CSHTT;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Tổng kết

Để bảo vệ quyền lợi của nhãn hiệu của công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp của mình. Nên đăng ký nhãn hiệu tập thể để có thể bảo vệ quyền lợi nhất, tăng giá trị canh canh với đối thủ. Nâng cao niềm tin với khách hàng. Hãy đăng ký nhãn hiệu tập thể ngay hôm nay nhé. Liên hệ với STECO để được hỗ trợ và tư vấn!