Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

11/08/2024 - 1924 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức để công bố thông tin về nhãn hiệu của doanh nghiệp đến công chúng. Khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ và công bố, một bộ phần lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu đó. Nhờ đó, khách hàng có thể phân biệt được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

1. Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

Việc doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu nhằm để ngăn chặn việc sao chép, bắt chước nhãn hiệu của mình bởi các tổ chức, cá nhân khác. Nhãn hiệu giống như một dấu ấn, là tài sản vô giá để phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau, từ đó doanh nghiệp khẳng định và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Chính vì thế, để bảo vệ nhãn hiệu khỏi nguy cơ bị đánh cắp, sao chép hay sử dụng trái phép, các doanh nghiệp cần phải đăng ký để được pháp luật bảo hộ.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Khi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bạn sẽ lo lắng việc: Nhãn hiệu của bên mình đã bị chủ thể khác đăng ký chưa? Sau khi mình đăng ký nhãn hiệu thì bên khác có đăng ký được nữa không? … Vai trò quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa khiến cho chủ sở hữu gặp nhiều lo lắng.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được Cục sở hữu trí tuệ giải quyết minh bạch, công khai dựa theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên ghi nhận tại Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 xác lập quyền sở hữu cho chủ đơn nộp đầu tiên. Và đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp thuận này sẽ là đối chứng để Cục SHTT từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho các đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác nộp sau:

“Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

2. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện đăng ký bảo hộ

Trước khi quyết định bảo hộ nhãn hiệu, việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Tra cứu chuyên sâu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là bước quan trọng để đảm bảo nhãn hiệu của bạn có khả năng đăng ký thành công. Đây là hệ cơ sở dữ liệu chính thức, giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đăng ký nhãn hiệu và cơ hội thành công của mình. Việc so sánh nhãn hiệu dự định đăng ký với các nhãn hiệu khác giúp đánh giá mức độ độc đáo và khả năng phân biệt của nhãn hiệu trong thị trường.

Bước 2: Nộp Hồ Sơ và Lệ Phí Đăng Ký Cá nhân và tổ chức có thể thực hiện đơn đăng ký nhãn hiệu qua các phương thức sau:

  • Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng.
  • Sử dụng dịch vụ bưu điện để nộp đơn đến trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu Trí tuệ.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến thông qua Hệ thống Tiếp nhận Đơn Trực tuyến, yêu cầu chứng thư số và chữ ký số

Bước 3: Thẩm Định Hình Thức Đơn Đăng Ký Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng từ ngày nộp đơn.

Thời hạn công bố đơn trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ: 02 tháng.

Bước 4: Thẩm Định Nội Dung Đơn Đăng Ký Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng.

Bước 5: Thông Báo Dự Định Cấp/Từ Chối Cấp Văn Bằng Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và giải thích lý do.

Bước 6: Nộp Lệ Phí Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Sau khi nhận thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn cần thanh toán lệ phí cấp văn bằng cho Cục Sở hữu Trí tuệ.

Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nhận lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu – Thương hiệu hàng hóa

4. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Đặt Tên và Thiết Kế Nhãn Hiệu:

  • Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ, và vì vậy, cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng.
  • Đảm bảo nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005.
  • Tránh đặt tên nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với các dấu hiệu quốc kỳ, biểu tượng chính trị, hay các tổ chức quốc tế.
  • Hạn chế sử dụng ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng để tránh rủi ro pháp lý.

Tra Cứu Nhãn Hiệu Trước Khi Đăng Ký:

  • Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn là bước quan trọng giúp đánh giá khả năng được bảo hộ và giảm thiểu rủi ro.
  • Có thể tra cứu thông tin qua hệ thống trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc quốc tế tại các đường link được cung cấp.

Gia Hạn Nhãn Hiệu:

  • Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng việc sử dụng liên tục là quan trọng.
  • Theo dõi và gia hạn đúng hạn giúp tránh tình trạng mất quyền sở hữu.

Thực Hiện Quy Trình Đúng Thủ Tục:

  • Chủ đơn cần chú ý đến thông báo từ Cục Sở hữu Trí tuệ và phản hồi kịp thời để đảm bảo quyền lợi tối đa.
  • Sửa chữa hoặc giải trình theo yêu cầu của Cục để tránh từ chối đơn đăng ký.

Để tiết kiệm thời gian của doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu, Steco luôn sẵn sàng nhận tư vấn hỗ trợ về tra cứu nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu chọn gói theo quy định.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số Hotline: 032 519 1269