Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Hồ sơ và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

Hồ sơ và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

21/12/2024 - 289 Lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bản quyền sáng tạo. Nó giúp ngăn chặn việc sao chép, làm giả sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và khẳng định thương hiệu. Việc sở hữu kiểu dáng độc đáo không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Cùng Steco đi tìm hiểu về chi tiết về vấn đề này nhé.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 

thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2022 quy định

Sản phẩm ở đây được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện hoặc có thể là bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Chúng có kết cấu, chức năng rõ ràng và được lưu thông độc lập.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Để đảm bảo đủ điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì sản phẩm đăng ký doanh nghiệp cần đáp ứng như sau:

Kiểu dáng công nghiệp có tính mới

Kiểu dáng công nghiệp được coi có tính tính mới khi kiểu dáng công nghiệp đó phải có sự khác biệt đáng kể so với những kiểu dáng công nghiệp đã công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Lưu ý: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng, một kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ nếu không đáp ứng được tính mới.

Kiểu dáng công nghiệp có tính sáng tạo

Kiểu dáng công nghiệp được coi có tính sáng tạo khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng. Mô tả bằng văn bản hoặc bất cứ hình thức nào trong nước và nước ngoài trước  ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Kiểu dáng công nghiệp có khả năng áp dụng công nghiệp

Khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt các sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Những đối tượng dưới đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ:

(a) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

(b) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

(c) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

(d) Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ Điều 100 và Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
  • 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có).
  • 04 bộ ảnh chụp/Bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu doanh nghiệp tư nhân nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi đã biết và hiểu được điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì doanh nghiệp cần biết đến thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm những bước sau:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn kiểu dáng công nghiệp đăng ký

Đây là quá trình đầu tiên trong thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Khi thiết kế kiểu dáng công nghiệp khách hàng cần lưu ý các trường hợp dưới đây 

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký của kiểu dáng công nghiệp

Khi đã thiết kế và lựa chọn được mẫu kiểu dáng công nghiệp đăng ký, khách hàng cần tiến hành tra cứu kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng đăng ký trước khi nộp đơn chính thức để đăng ký kiểu dáng.

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp là rất quan trọng nhưng không phải là thủ tục bắt buộc, khách hàng có thể cân nhắc việc tra cứu.

Yếu tố quan trọng nhất để có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp chính là tính mới. Do đó, chỉ sau khi đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp khách hàng mới nên công bố rộng rãi kiểu dáng công nghiệp đó.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi hoàn thành tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng sẽ tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan chức năng để nhận được ngày ưu tiên sớm nhất.

thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Bước 4: Thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc thẩm định đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ trả qua các giai đoạn thẩm định như sau:

  • Thời gian thẩm định hình thức sẽ kéo dài trong 1 tháng
  • Công bố đơn kiểu dáng trên công báo điện tử: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Lưu ý: Trên thực tế, thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ kéo dài từ 14-18 tháng.

Bước 5: Ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Trong quá trình thẩm định đơn, nếu trường hợp kiểu dáng không đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. 

Còn nếu kiểu dáng đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ là 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thêm 2 lần với mỗi lần gia hạn là 5 năm.

Như vậy, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000VNĐ.
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại.
  • Phí thẩm định đơn kiểu dáng công nghiệp: 700.000VNĐ/01 đối tượng.
  • Phí công bố đơn trên công báo giấy, công báo điện tử: 120.000VNĐ.
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình.
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
  • Phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
  • Phí dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Một số câu hỏi liên quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp

thu-tuc-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Kiểu dáng công nghiệp được gia hạn tối đa bao lần?

Theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong 05 năm sau đó được gia hạn tối đa 02 lần tiếp theo, sau đó kiểu dáng thuộc về công chúng không bảo hộ độc quyền cho chủ đơn nữa.

Kiểu dáng công nghiệp đã sử dụng có thể đăng ký bảo hộ không?

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp của bạn dù có tính mới so với các kiểu dáng khác trên thế giới nhưng đơn vị của bạn đã sử dụng hoặc công khai hình ảnh của kiểu dáng sẽ làm mất tính mới so với chính nó nên khi đăng ký sẽ bị từ chối cấp bằng bảo hộ.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi quốc tế hay quốc gia?

Kiểu dáng công nghiệp nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó kiểu dáng công nghiệp đăng ký và được bảo hộ tại nước nào thì chỉ có hiệu lực tại nước đó.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp Steco

Steco với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ như:

  • Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.
  • Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở trong và nước ngoài.
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.
  • Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở trong và nước ngoài.
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài.

Tổng kết

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một việc làm rất quan trọng, trải qua nhiều các tiến trình khác nhau bạn mới có thể được cấp giấy đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc sử dụng dịch vụ Steco hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và sớm nhất.