Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? Hồ sơ và thủ tục đăng ký
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là cách để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm chỉ ra ai là người sản xuất, cung cấp dịch vụ. Đăng ký bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Cùng STECO tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để rõ hơn về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Lợi ích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại
Việc đăng ký bảo vệ nhãn hiệu mang lại rất nhiều lợi ích. Việc chủ sở hữu một tổ chức/ công ty/ cá nhân đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc để tạo ra sản phẩm, dịch vụ… nhưng lại bị người khác sử dụng, chiếm đoạt. Nhưng nếu khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ được pháp luật bảo vệ về hàng hoá dịch vụ như sau:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá trong hoạt động kinh doanh.
- Lưu thông, quảng cáo hàng hoá để bán mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Tránh khả năng gây nhầm lẫn cho khách hàng: Khách hàng có thể phân biệt sản phẩm mình với sản phẩm của các công ty
- Giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.
- Có thể là một bí mật kinh doanh có giá trị mang nhãn hiệu riêng;
- Khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì chất lượng sản phẩm để không lừa dối người tiêu dùng.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần có
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). | Bản chính: 0 – Bản sao: 1 | |
Tờ khai | Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP | Bản chính: 2 – Bản sao: 0 |
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 | |
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 | |
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (tùy trường hợp) | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 | |
Bản đồ khu vực địa lý (tùy trường hợp) | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 | |
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (tùy trường hợp) | Bản chính: 1 – Bản sao: 0 | |
Các tài liệu khác (nếu có): – Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; – Giấy uỷ quyền; – Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt; – Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác |
Bản chính: 1 – Bản sao: 0 |
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ qua 5 bước như sau:
– Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể nộp trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản. Đối với trường hợp nộp đơn giấy, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
CSHTT sẽ kiểm tra đăng ký. Đơn phải tuân thủ các quy định về hình thức, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).
Nếu
+ Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận và sẽ nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
– Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định SHTT được chấp nhận là đơn đăng ký hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bước 4: Thẩm định nội dung
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
CSHTT sẽ đưa ra thông báo
- Nếu đối tượng trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, CSHTT sẽ ra quyết định “từ chối cấp văn bằng bảo hộ”;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định “ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bao nhiêu?
Cục Sở Hữu Trí Tuệ có quy định rõ ràng về việc chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như sau:
- Lệ phí nộp đơn là: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn là: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Những lưu ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu rất khá phức tạp, yêu cầu cần nắm rõ các quy định cũng như lưu ý để tránh mất thời gian và chi phí không cần thiết
Theo quy định của pháp luật Việt Nam việc đăng ký bảo nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên, Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nên việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi ích cho mình.
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải không được trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ.
- Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và có thể nhận được hồ sơ do bên Cục Sở hữu Trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp thất lạc (các quyết định, thông báo của Cục đều gửi về theo đường bưu điện dù bạn nộp đơn qua mạng hay trực tiếp).
- Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể gắn chữ “R” lên nhãn hiệu, bao bì hàng hóa để khách hàng, đối tác có thể nhận biết nhãn hiệu của bạn đã được bảo hộ.
Câu hỏi liên quan trong quá trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Dưới đây là một số câu hỏi khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu thường gặp như:
- Kiểu dáng công nghiệp đã sử dụng có thể đăng ký bảo hộ không?
Trả lời: Nếu kiểu dáng công nghiệp của bạn dù có tính mới so với các kiểu dáng khác trên thế giới nhưng đơn vị của bạn đã sử dụng hoặc công khai hình ảnh của kiểu dáng sẽ làm mất tính mới so với chính nó nên khi đăng ký sẽ bị từ chối cấp bằng bảo hộ.
- Kiểu dáng công nghiệp được gia hạn tối đa bao lần?
Theo khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong 05 năm sau đó được gia hạn tối đa 02 lần tiếp theo, sau đó kiểu dáng thuộc về công chúng không bảo hộ độc quyền cho chủ đơn nữa.
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi quốc tế hay quốc gia?
Kiểu dáng công nghiệp nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, do đó kiểu dáng công nghiệp đăng ký và được bảo hộ tại nước nào thì chỉ có hiệu lực tại nước đó.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Steco
Tại STEO, chúng tôi tự hào có đội ngũ nhân sự là những luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Đã từng thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước.
- Chuyên môn cao: Các luật sư tại STECO đều được đào tạo bài bản và có bằng cấp chuyên môn phù hợp.
- Kinh nghiệm thực tiễn: Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành luật, các luật sư của chúng tôi đã xử lý hàng trăm nhãn hiệu được bảo hộ
- Thái độ chuyên nghiệp: Chuyên nghiệp và tận tâm với khách hàng. Luôn llắng nghe nhu cầu của khách hàng và làm việc để đảm bảo quyền lợi tốt nhất.
- Dịch vụ tư vấn toàn diện: SETECO cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện, soạn thảo tài liệu và thực thi đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng.
- Bảo mật thông tin tuyệt đối:Tuyệt đôi cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin và dữ liệu của doanh nghiệp.
Tổng kết
Trên đây là thông tin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà STECO thông tin đến anh/chi doanh nghiệp. Những thông tin trên sẽ giúp anh/chị hiểu rõ lợi ích của việc bảo hộ thương hiệu. Hồ sơ và thủ tục pháp lý chuẩn nhất.
Chúc anh/chị thành công.