Trang chủ / Sở hữu trí tuệ / Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

25/12/2024 - 218 Lượt xem

Hiện tại nhu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu đã đăng ký khá cao. Do nhu cầu thay đổi kinh doanh hoặc một vài vấn đề không vận hành nhãn hiệu nữa. Nên việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu ngày càng tăng cao. Song việc chuyển nhượng này nhiều cá nhân/doanh nghiệp còn chưa rõ về việc này. Cùng STECO tìm hiểu ngay sau đây để rõ hơn về việc chuyển nhượng nhé. 

Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

chuyen-nhuong-nhan-hieu-la-gi

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc công ty/doanh nghiệp chuyển nhượng các quyền về nhãn hiệu của mình đã bảo hộ xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác. Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có định nghĩa về quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Tại Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có định nghĩa về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

“Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”

Chuyển nhượng nhãn hiệu chia làm 2 dạng khác nhau.

  1. Chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu (là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác).
  2. Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình).

Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu

dieu-kien-chuyen-nhuong-nhan-hieu

Trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, tại Điều 139 có quy định một số điều kiện bị hạn chế đối với việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu như sau:

– Chỉ được nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ 

– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng

– Chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Chỉ được chuyển nhượng đối với nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó

– Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. 

Vì vậy, để việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có hiệu lực cần phải tuân thủ những điều kiện hạn chế và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền mới có quyền chuyển nhượng sở hữu nhãn hiệu.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng bao gồm những gì?

noi-dung-hop-dong-chuyen-nhuong-nhan-hieu

Hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những thành phần sau đây:

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Giấy uỷ quyền Bản chính: 1

Bản sao: 0

Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) Bản chính: 0

Bản sao: 1

Tờ khai theo quy định D.01 Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng.doc Bản chính: 2

Bản sao: 0

Bản hợp đồng số lượng 01 bản (Phải nộp bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Ngoài ra nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; Nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên và đóng dấu giáp lai mỗi trang. Bản chính: 1

Bản sao: 0

Bản gốc văn bằng bảo hộ Bản chính: 1

Bản sao: 0

Phải có văn bản “đồng ý” của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung Bản chính: 1

Bản sao: 0

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu. Bản chính: 1

Bản sao: 0

Các bước thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận[1] chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

+ Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường  hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;

+ Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

+ Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

+ Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Khác nhau giữa chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu

khac-nhau-chuyen-nhuong-quyen-so-huu-nhan-hieu

Sự khác biệt giữa chuyển nhượng nhãn hiệuchuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu có thể được tóm tắt rõ ràng hơn như sau:

Về bản chất:

  • Chuyển nhượng nhãn hiệu: Là việc chuyển quyền sở hữu hoàn toàn đối với nhãn hiệu từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng. Điều này bao gồm các quyền như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhãn hiệu.
  • Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Là việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định cho bên được chuyển quyền, mà không chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu.

Về bên nhận chuyển quyền:

  • Chuyển nhượng nhãn hiệu: Chỉ được thực hiện cho một chủ thể đáp ứng điều kiện nhận chuyển nhượng, thường là các cá nhân hoặc tổ chức có khả năng đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của việc sử dụng nhãn hiệu.
  • Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Có thể thực hiện với nhiều bên thông qua các hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền.

Về quyền của chủ sở hữu sau khi chuyển giao:

  • Chuyển nhượng nhãn hiệu: Sau khi hoàn tất, bên chuyển nhượng mất hoàn toàn quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, và bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu mới.
  • Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Chủ sở hữu vẫn giữ quyền sở hữu nhãn hiệu. Quyền sử dụng của bên nhận chuyển quyền được giới hạn bởi các điều khoản trong hợp đồng:
    • Hợp đồng độc quyền: Trong thời gian chuyển giao, bên chuyển quyền không được sử dụng nhãn hiệu hoặc ký kết hợp đồng với bên thứ ba, trừ khi có sự đồng ý của bên nhận quyền.
    • Hợp đồng không độc quyền: Bên chuyển quyền vẫn có thể sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng sử dụng với các bên khác.

Quyền ký kết hợp đồng thứ cấp:

Chỉ có trong trường hợp chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, khi bên chuyển quyền cho phép, bên nhận quyền có thể ký hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bên thứ ba.

Tóm lại:

  • Chuyển nhượng nhãn hiệuchuyển quyền sở hữu hoàn toàn, trong khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu chỉ là chuyển giao một phần quyền sử dụng trong phạm vi hợp đồng.
  • Chủ sở hữu sau khi chuyển nhượng nhãn hiệu mất quyền sở hữu, còn trong trường hợp chuyển quyền sử dụng, chủ sở hữu vẫn giữ quyền sở hữu và các quyền khác với nhãn hiệu.

Một số câu hỏi thường gặp khi chuyển nhượng nhãn hiệu

Khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu, cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đặc biệt chú ý các điểm quan trọng sau để đảm bảo việc chuyển nhượng hợp pháp và hiệu quả:

Tính độc lập của nhãn hiệu được chuyển nhượng?

  • Nhãn hiệu được chuyển nhượng không được trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu còn lại mà bên chuyển nhượng sở hữu. Nếu có các nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lặp, cần chuyển giao tất cả các nhãn hiệu liên quan để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.

Tránh xung đột với tên thương mại khác như nào?

  • Nhãn hiệu được chuyển nhượng không được trùng hoặc tương tự với tên thương mại của bên chuyển nhượng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình kinh doanh.

Kiểm tra tình trạng pháp lý của nhãn hiệu khi đăng ký? 

  • Đảm bảo nhãn hiệu đang trong tình trạng được bảo hộ và không vướng vào tranh chấp pháp lý.

Hợp đồng chuyển nhượng thế nào? 

  • Cần lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu rõ ràng, đầy đủ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, giá trị chuyển nhượng, và các vấn đề liên quan khác.

Thủ tục đăng ký chuyển nhượng cần làm gì? 

  • Sau khi ký kết hợp đồng, cần thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hóa việc chuyển nhượng.

Nếu cần hỗ trợ chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ luật sư của STECO, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia, am hiểu về sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

Tổng kết

Trên đây là thông tin chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mà STECO chia sẻ đến anh/chị hoặc cơ quan công ty/doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu nắm rõ việc chuyển nhượng. Hi vọng sẽ có thêm những chia sẻ từ chuyên gia của STECO sẽ giúp anh/chị, công ty nắm rõ hơn quy trình để thực hiện nhanh chóng và chính xác nhất.