Tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Thuế doanh nghiệp là một trong những loại thuế mà nhà nước có quy định cụ thể khi tiến hành thành lập công ty. Dưới đây là những chia sẻ của STECO về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, và những thắc mắc về thuế.
Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
Thuế doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, nghĩa là được đánh trực tiếp trên thu nhập của doanh nghiệp. Đây là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần điều tiết kinh tế, tái phân phối thu nhập và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2025
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, trong năm 2025, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nộp một số loại thuế chính như sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế môn bài (Lệ phí môn bài):
Thuế môn bài áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh khi đăng ký kinh doanh. Mức lệ phí môn bài được quy định theo vốn điều lệ hoặc doanh thu năm trước liền kề.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm. Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: 2 triệu đồng/năm.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 1 triệu đồng/năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong các giai đoạn sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, được quy định tại Luật Thuế GTGT 2008.
Các phương pháp tính thuế GTGT:
- Phương pháp khấu trừ:
- Áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động.
- Công thức tính thuế:
Thuế GTGT phải nộp=Thuế GTGT đầu ra −Thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp trực tiếp:
- Áp dụng cho một số đối tượng đặc thù hoặc doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ. Công thức tính thuế
Thuế GTGT phải nộp= Giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ X Thuế suất GTGT
- Thuế suất GTGT:
- Áp dụng 0%: với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, và một số trường hợp đặc biệt.
- Áp dụng 5%: Cho các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như nông sản, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, nước sạch…
- Áp dụng 8%: Theo văn bản quy định cụ thể của cơ quan nhà nước.
- Áp dụng 10%: phổ biến đối với hầu hết hàng hóa, dịch vụ còn lại.
Doanh nghiệp cần xác định đúng phương pháp và mức thuế suất áp dụng để tính và kê khai thuế chính xác theo quy định pháp luật.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tính thu nhập tính thuế:
Thuế thu nhập = thu nhập chịu thuế – thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
– Tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác
- Áp dụng trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, thường là 20%.
- Một số ngành hoặc lĩnh vực đặc thù có thể được áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế áp dụng đối với thu nhập của cá nhân, nhưng tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ trước khi chi trả và thực hiện kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Việc khấu trừ thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
Cá nhân không cư trú:
- Khấu trừ 20% thu nhập trước khi chi trả.
Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng:
- Khấu trừ 10% thu nhập tại nguồn đối với khoản chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên.
- Không áp dụng giảm trừ gia cảnh.
- Cá nhân có thể nộp mẫu 08/CK-TNCN (cam kết) để tạm thời không bị khấu trừ thuế nếu đủ điều kiện.
Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
- Áp dụng khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ.
- Tổ chức trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay cho các cá nhân đã ủy quyền.
Các tổ chức trả thu nhập cần tuân thủ nghiêm các quy định về khấu trừ, kê khai, và nộp thuế để đảm bảo nghĩa vụ thuế được thực hiện đúng pháp luật
Một số loại thuế khác mà doanh nghiệp cần phải nộp
Ngoài các loại thuế chính trên, doanh nghiệp còn có thể phải nộp một số loại thuế và phí khác tùy theo ngành nghề và hoạt động kinh doanh, như:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu).
- Thuế tài nguyên (nếu khai thác tài nguyên thiên nhiên).
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB).
- Các loại phí, lệ phí khác theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định về kê khai, nộp thuế đúng hạn để tránh bị phạt. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, doanh nghiệp có thể liên hệ cơ quan thuế hoặc chuyên gia tư vấn thuế.
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế thu gián tiếp, đối với các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu qua cửa khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam hoặc quốc gia xuất khẩu, hàng hoá trao đổi mua bán của cư dân biên giới các nước,..
Cách tính thuế
TXNK phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất.
Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, cơ quan thuế sẽ thu của các doanh nghiệp, công ty khi tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Doanh nghiệp khai thác khoáng sản, dầu khí,than, mỏ….
Cách tính thuế
Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.
Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Quyết toán thuế theo năm phải nộp chậm nhất là sau 3 tháng ( 90 ngày ), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế cho các loại hàng hoá, sản phẩm khi sử dụng có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường mà doanh nghiệp phải nộp một lần cho nhà nước nếu có sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2010 có quy định.
Cách tính thuế
Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.
Thời hạn nộp thuế
Đối với hàng hóa nội địa thì việc khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi khai thác
Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan hải quan và nộp thuế theo quy định ban hành.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế thu từ những loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hoặc trực tiếp sản xuất tại Việt Nam
Cách tính thuế
Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu mà thu trực tiếp công ty/doanh nghiệp trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh, xây dựng, đầu tư dự án… với mức thuế suất thông thường là 0.03%
- Cách tính thuế
Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1m2 x thuế suất.
- Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp tiền thuế SDĐPNN theo năm. Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm. ( Đây là những công ty thuê đất, canh tác, mở xí nghiệp, sản xuất kinh doanh trên đất nông nghiệp.)
Những lưu ý khi thực hiện nộp thuế cho doanh nghiệp
Dưới đây là những lưu ý quan trọng về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà doanh nghiệp cần nắm rõ:
Đối tượng nộp thuế TNDN
- Doanh nghiệp trong nước: Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế: Bao gồm cả tổ chức nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế:
- Tất cả các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập miễn thuế cần phải xác định rõ để không bị tính thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
Căn cứ tính thuế:
- Thu nhập tính thuế: Là thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế sau khi trừ các khoản chi phí được trừ.
- Thuế suất thuế TNDN: Hiện tại, thuế suất phổ thông là khoảng 20%. Ngoài ra có một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau.
Các khoản chi phí được trừ:
- Chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Chi phí lương, thưởng cho nhân viên.
- Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng,…
Lưu ý: Chi phí được trừ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Miễn, giảm thuế:
- Doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên,…có thể được hưởng ưu đãi thuế TNDN
Kê khai và nộp thuế:
- Phải thực hiện kê khai thuế TNDN theo kỳ hạn quy định ( theo quý hoặc năm)
- Hạn nộp tờ khai thuế TNDN là 30 ngày
- Hạn nộp quyết toán thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Kiểm toán và thanh tra thuế:
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ, chứng từ liên quan để phục vụ công tác kiểm toán và thanh tra thuế trong những trường hợp khi cần thiết.
- Việc lưu giữ hồ sơ, chứng từ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về thời gian lưu trữ, tránh làm mất chứng từ.
Một số câu hỏi thường gặp về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Lỗi thường gặp:
- Kê khai sai hoặc thiếu thuế.
- Nộp thuế hoặc tờ khai chậm.
Hậu quả:
- Bị phạt tiền.
- Bị tính lãi phạt chậm nộp.
Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để tránh rủi ro pháp lý và tài chính. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với STECO để được hướng dẫn chi tiết.
Tổng kết
Trên đây là thông tin các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mà STECO cung cấp đến quý anh/chị. Hi vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ cho những anh/chị mới thành lập, đang chưa nắm rõ quy trình hiểu rõ và thực hiện nhanh chóng, chính xác
Chúc thành công.!